Khi chọn dịch vụ vận chuyển đường biển bạn nên cân nhắc về mức giá mà công ty vận chuyển đưa ra để giảm tối đa chi phí bạn sẽ phải chi trả. Để giúp bạn đảm bảo quyền lợi của mình LOGISTICS TNG sẽ hướng dẫn bạn cách tính phí vận chuyển đường biển.
Phí vận tải đường biển được tính như thế nào?
Thông tin về phí vận chuyển đường biển
Loại hình dịch vụ vận tải nào cũng đều có mức phí nhất định. Để sử dụng dịch vụ vận tải đường biển bạn cũng cần chi trả những khoản phí. Phí vận chuyển đường biển là các khoản phí bạn phải trả cho công ty vận chuyển. Số tiền này sẽ bao gồm cước vận chuyển từ phía người gửi đến người nhận. Phí vận chuyển này sẽ thay đổi do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Vậy biết cách tính phí vận chuyển sẽ có lợi gì cho bạn? Hiện nay, các công ty vận tải biển ra đời hàng loạt. Với thị trường cạnh tranh như vậy, bạn cần biết cách tính các khoản phí này để tránh bị đội giá. Hình thức vận tải đường biển không còn mới mẻ với các doanh nghiệp. Chi phí và lợi ích là điều mà công ty kinh doanh nào cũng hướng đến. Nếu biết cách tính toán bạn sẽ giảm thiểu được tối đa các khoản phí không cần thiết.
Các loại phí phải trả với hình thức vận chuyển đường biển
Trước hết, bạn cần làm quen với các khoản phí vận chuyển đường biển. Có khá nhiều các khoản phí bạn cần biết với hình thức vận tải này. Dưới đây là các khoản phí điển hình:
-
Phí lệnh giao hàng hay còn gọi là phí D/O
Khi tàu hàng hóa của bạn cập cảng đến, có thể là hãng tàu hoặc đại lí vận chuyển sẽ là người làm lệnh giao hàng. Lệnh này sẽ được giao cho hải quan, hải quan tiến hành kiểm tra lệnh này rồi mới cho phép lấy hàng.
-
Phí THC
Phí này là phí chi trả cho hoạt động vận chuyển 1 container hàng hóa từ tàu xuống bãi an. Đó là phí cho các hoạt động tại bến cảng như: nâng đỡ, xếp, dỡ hàng hóa…Phí này bao gồm cả đầu xuất hàng và đầu nhập hàng.
-
Phí CIC
Khoản phí này phát sinh khi container vận chuyển không cần bằng ở các cảng. Nơi nhiều hàng nhưng thiếu container, nơi ít hàng thì thừa container. Vì vậy, để có container nhập hàng họ phải chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đây là một trong những khoản phí cần nộp khi chọn hình thức vận tải đường biển.
-
Phí Cleaning
Cleaning phí nằm trong danh mục phí vận chuyển đường biển bắt buộc. Thực chất, đây là phí vệ sinh container hàng hóa. Một container có thể vận chuyển nhiều hàng hóa khác nhau. Vì vậy, làm vệ sinh trước và sau khi đưa hàng lên hoặc xuống container là cần thiết để đảm bảo cho hàng hóa của bạn.
-
Phí Handling
Loại phí này được xem như tiền công hay phí giao dịch do hãng tàu hay forwarder đặt ra. Việc thu phí này có thể là mục đích của hãng tàu để bù đắp chi phí đảm bảo hàng hóa của bạn.
-
Phí Bill
Để gửi hàng đi hoặc đến bạn phải cung cấp thông tin lô hàng của bạn (người gửi, người nhận, người giao hàng…). Người khai những thông tin này là hãng tàu. Vì vậy, bạn phải trả một khoản lệ phí cho họ.
Ngoài các khoản phí này còn có phí Ams, phí Dem, phí Cfs hay phí Baf. Đây đều là phí vận chuyển đường biển bạn phải thanh toán.
Yếu tố quyết định phí vận chuyển đường biển
Điều kiện nào sẽ quy định phí vận chuyển của bạn cao hay thấp. Đó là khối lượng, kích thước, hay quãng đường vận chuyển hàng hóa của bạn.
Về khối lượng hàng hóa
Theo nguyên tắc vận chuyển, khối lượng hàng hóa càng lớn thì phí vận chuyển càng cao. Vì vậy, trước khi chuyển hàng hóa bạn phải tính khối lượng hàng hóa được chuyển đi. Hàng hóa lớn tất yếu quy trình đóng gói, sắp xếp hàng hóa cũng cầu kỳ và phức tạp hơn. Hình thức vận chuyển và nơi chứa hàng hóa khi khối lượng hàng lớn cũng khác với khối lượng hàng nhỏ.
Có một yếu tố đặc thù của hình thức vận tải đường biển là chỉ chấp nhận kiện hàng bằng hay lớn hơn 300kgs. Vì vậy, nếu bạn gửi hàng hoặc nhập hàng dưới khối lượng này thì cần suy nghĩ lại về phương thức vận chuyển.
Phí vận chuyển đường biển phụ thuộc vào dịch vụ vận chuyển
Bên cạnh yếu tố khối lượng thì dịch vụ vận chuyển cũng quyết định đến phí. Mức phí này quy định theo 3 dịch vụ chính:
Phí vận chuyển đường biển đi nước ngoài
- Thứ nhất, hàng hóa xuất đi từ các cảng lớn nội địa và đi đến các cảng biển lớn trên thế giới. Giá cả dịch vụ này khá cạnh tranh và thời gian chuyển nhanh chóng hơn.
- Thứ hai, dịch vụ nhập hàng từ các cảng trên thế giới về cảng lớn nội địa. Hàng hóa có thể nhận tại cảng hoặc được đưa đến tận tay người nhận. Mức giá của dịch vụ này sẽ khác với loại trên.
- Thứ ba, chuyển hàng nội địa. Chi phí vận chuyển đường biển trong nước bao giờ cũng rẻ hơn vận chuyển quốc tế. Đồng thời, thời gian cũng nhanh hơn.
Phí vận chuyển phụ thuộc vào các mặt hàng cần luân chuyển
Phí vận chuyển của mọi hình thức đều tính theo phí từng loại mặt hàng. Điển hình như hàng hóa đặc biệt, cần bảo quản giá cước sẽ cao hơn hàng bình thường. Đặc biệt, hàng hóa đông lạnh, hàng dễ vỡ sẽ tính theo mức giá riêng. Do điều kiện đảm bảo hàng hóa của các mặt hàng này cao vì vậy phải tính thêm phí bảo quản.
Nếu hàng hóa thuộc danh mục nguy hiểm, phí vận chuyển đường biển cũng được tính theo giá khác. Nhưng lưu ý, mặt hàng này không thuộc hàng cấm vận chuyển. Hàng hóa như vậy bên gửi hàng cần chứng minh được các giấy tờ liên quan đến lô hàng đó.
Trong trường hợp, khi vận chuyển hàng được phát hiện gây nguy hiểm và cháy nổ, hay gây hại… Người vận chuyển có quyền được giữ lại,tiêu hủy hàng. Phí vận chuyển vẫn phải do người gửi chịu.
Quãng đường vận chuyển
Quãng đường vận chuyển này tính theo khoảng cách địa lí. Quãng đường vận chuyển lớn, chi phí vận chuyển cũng lớn. Ngược lại, khoảng cách gần sẽ tính phí thấp.
Bên cạnh các yếu tố trên, các phụ phí phát sinh trong quá trình luân chuyển cũng được tính vào phí vận chuyển. Phí này có thể là phí bốc hàng, dỡ hàng hay phí thuê các phương tiện chuyển hàng…
Cách tính phí vận chuyển đường biển chính xác
Về đơn vị tính khối lượng vận chuyển và giá cước vận chuyển phải theo một quy định. Phí vận chuyển đường biển được tính theo đơn vị như sau:
Khối lượng hàng hóa có đơn vị là KGS. Như trên đã nói, hàng hóa trên 300KGS mới được phép trung chuyển bằng đường biển. Đây là trọng lượng thực tế container hàng của bạn. Khối lượng này được tính sau khi đóng gói. Khối lượng này được tính theo đơn vị tấn.
Công thức tính thể tích hàng hóa của bạn được tính như bình thường. Đó là: chiều dài x chiều rộng và x với chiều cao. Trong đó chiều dài và chiều rộng và chiều cao sẽ tính bằng đơn vị mét
Thể tích hàng hóa tính theo chiều dài, chiều rộng và chiều cao
Sau khi tính ra trọng lượng và thể tích sẽ so sánh 2 kết quả này. Nếu trọng lượng lớn hơn thể tích hàng phí vận chuyển đường biển sẽ tính theo trọng lượng. Ngược lại, thể tích lớn hơn sẽ dùng để tính phí vận chuyển. Bởi, có thể kiện hàng nặng nhưng chiếm thể tích nhỏ và có hàng nhẹ nhưng chiếm diện tích lớn.
Theo quy định tính phí: Nếu 1 tấn < 3 CBM sẽ được quy thành hàng nặng và tính theo trọng lượng. Nếu 1 tấn lớn hơn hoặc bằng 3CBM sẽ áp dụng thành hàng nhẹ và tính theo giá thể tích.
Ví dụ:
Nếu bạn muốn gửi hàng từ Việt Nam sang Nhật. Kiện hàng của bạn dài 100cm, rộng 80cm và cao 110cm. Bạn sẽ phải đổi kích thước trên sang đơn vị là m để tính. 100cm = 1m, 80cm = 0.8m và 110cm = 1.1m. Từ đó, tính thể tích sẽ là 1m x 0.8m x 1.1m = 0.88m3 và thể tích kiện hàng là 0.8 CBM(đơn vị quốc tế).
Tuy nhiên, kiện hàng của bạn có khối lượng thực là 2000KGS. Vậy phải tính theo cước vận chuyển theo trọng lượng. Còn trường hợp kiện hàng của bạn chỉ 1000 KGS nhưng thể tích lại là 8CBM thì phải tính cước theo 8CBM đó.
Như vậy, chúng tôi đã thông tin đến bạn về cách tính và những vấn đề liên quan đến phí vận chuyển đường biển. Nếu muốn biết thêm các thông tin khác về các hình thức vận tải hãy liên hệ với công ty LOGISTICS TNG. Địa chỉ: Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam. Hotline liên lạc của chúng tôi: 0912.311.190. Chúng tôi cam kết giá và chất lượng dịch vụ cạnh tranh nhất thị trường hiện nay.